Làn sóng ICO (viết tắt của từ “Initial Coin Offering” tức đợt phát hành tiền ảo lần đầu) vào năm 2017 đã tạo cơ hội cho Dual Token hình thành và phát triển. Trên thực tế, sự phát triển của nó được giám sát chặt chẽ bởi chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ tương tự như đối với các ICO. Song, mô hình mã kép này không chỉ dành riêng cho các dự án được thúc đẩy bởi ICO mà còn có thể sử dụng trong các hệ quy chiếu khác.
Dual Token là gì?
Dual Token được hiểu chính xác là cơ chế bán Token mới nhằm gọi vốn cho dự án. Tuy nhiên, khác với các mô thức giao dịch trước đó như ICO, SAFT,… thì dự này sẽ có 2 loại Token là Utility Token và Security Token. Theo mô hình này, một dự án blockchain phát hành loại Token đầu tiên gọi là Utility Token để cung cấp nguồn lực cho các giao dịch trên nền tảng, cũng như loại Token thứ hai – Security Token để đảm bảo nguồn vốn từ cộng đồng cho dự án. Nói một cách đơn giản hơn, mã Utility Token được bán để gọi vốn và Security Token đóng vai trò thực hiện các chức năng trên dự án.

Về bản chất, điều này có nghĩa là các Dual Token được sử dụng trong ICO phải cung cấp cổ phần sở hữu được xác định rõ ràng trong nền tảng, bao gồm quyền được chia cổ tức trong tương lai và lãi suất từ lợi nhuận của dự án. Việc coi các Utility Token như Security Token (không có sự phân chia rõ ràng) có thể dẫn đến các yêu cầu pháp lý khó có thể được thực hiện linh hoạt khi vận hành nền tảng. Ngoài ra, các tổ chức phát hành ICO sẽ có nguy cơ vi phạm luật chứng khoán nếu có sự không minh bạch khi phát hành.
Để tránh những tình huống phức tạp kể trên, nhiều dự án đã bắt đầu tiến hành phát hành Dual Token cho các ICO. Trong đó, Security Token được phát hành nhằm thu hút vốn của nhà đầu tư cho dự án. Để tuân thủ luật các điều luật của Luật chứng khoán, mã thông báo này cung cấp cho chủ sở hữu quyền đối với cổ phần sở hữu trong dự án, cũng như các quyền tiềm năng đối với cổ tức và lợi nhuận trong tương lai. Tiếp theo, Utility Token có thể được phát hành ở bất kỳ giai đoạn nào trong dự án. Loại Token này hoạt động như một mã thông báo giao dịch bình thường trên nền tảng. Nó được sử dụng tương tự như các mã thông báo blockchain khác như Ethereum (ETH) hoặc Bitcoin (BTC).
Lý do hình thành Dual Token?
Ủy ban Chứng Khoán và Giao Dịch Hoa Kỳ trước đây đã ban hành một hướng dẫn nhằm phân loại Token cũng như để có luật lệ cho các dự án blockchain và đưa ra một số đặc điểm nổi bật mà khả năng bảo mặt của Token phải có như dự án mang tính phi tập trung, có kỳ vọng về lợi nhuận và có quyền sử dụng Token ngay lập tức.

Dựa vào 3 đặc điểm trên, chúng ta có thể thấy Dual Token Sale đều đáp ứng đủ các tiêu chí trên, khi mà Utility token có thể sử dụng ngay, security token dùng để kêu gọi vốn – thu về lợi nhuận., và việc đưa hạng mục này trở thành phi tập trung chỉ còn là vấn đề thời gian. Bên cạnh đó, việc sử dụng 2 loại Token cũng giúp dự án có thể điều chỉnh các thuộc tính dễ dàng hơn. Đôi lúc đây không hẳn là cơ chế để kêu gọi vốn mà là yếu tố cần thiết để dự án có thể hoạt động. Một số dự án điển hình sử dụng mô hình Dual Token có thể kể đến là: Maker DAO, Anchor hay Filmio.
Tương lai của Dual Token Sale
Mô hình này cũng rất phù hợp cho các dự án stablecoin. Mặc dù một mã thông báo tiện ích được sử dụng để cho phép các giao dịch phổ biến và có thể thấy sự biến động dựa trên nhu cầu của người dùng, mã thông báo thứ hai có thể là một đồng ổn định với tỷ giá cố định. Các dự án Stablecoin dự kiến sẽ phát triển và ngày càng được thúc đẩy bởi tiềm năng sử dụng rộng rãi hơn trong thanh toán kỹ thuật số. Điều này cũng có thể có nghĩa là sự gia tăng các nền tảng Dual Token.

Thực tế mà nói, chúng ta có thể mong chờ vào một thế hệ Dual Token mang tính bền vững và an toàn hơn khi cho đến hiện tại nó vẫn chưa bị cơ quan chức năng nào đánh giá kém.