Mục lục
Ripple là gì?
Ripple là một hệ thống thanh toán tổng hợp theo thời gian thực, mạng trao đổi tiền tệ và chuyển tiền được phát hành vào năm 2012 bởi Ripple Labs Inc ( trước đó là Open Coin) – một công ty công nghệ có trụ sở tại Hoa Kỳ. Ripple ra đời với tham vọng rất lớn, cho phép “giao dịch tài chính toàn cầu an toàn, tức thì và gần như miễn phí ở mọi quy mô”
Hệ thống Ripple nhằm mục đích giúp người dùng thoát khỏi những thủ tục thanh toán và mạng lưới tài chính truyền thống rườm rà, ví dụ như ngân hàng, PayPal, thẻ tín dụng và các hệ thống tài chính tính phí trao đổi tiền tệ khác.
Về bản chất, hệ thống Ripple là một loại tiền điện tử cho phép kết nối các ngân hàng trên toàn thế giới để tạo điều kiện cho các hệ thống giao dịch và thanh toán xuyên biên giới. Cũng chính vì cách làm của Ripple mà nó đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trong thế giới tiền điện tử khi cho rằng đây là hệ thống có mục đích hỗ trợ các ngân hàng trong khi phần lớn các loại tiền khác như Bitcoin nhằm loại bỏ các ngân hàng.
Đồng XRP là gì?
XRP là mã thông báo được sử dụng để đại diện cho giá trị trên mạng Ripple. Đồng XRP được xây dựng dành riêng cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp để có thể thanh khoản trong các giao dịch xuyên biên giới.
- Các ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể sử dụng mã thông báo XRP để chuyển tiền xuyên quốc gia một cách ngay lập tức.
- Các nhà cung cấp thanh toán có thể sử dụng XRP để cải thiện tốc độ thanh toán, kết nối đến các thị trường khác và giảm chi phí ngoại hối.
- Đồng XRP cũng được trao đổi rộng rãi trên các sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến hiện nay.
Lược sử hình thành
Một điều thú vị ít người biết về Ripple là dự án này còn lâu đời hơn cả Bitcoin. Bắt đầu vào năm 2004, với cha đẻ là Ryan Fugger, người đã phát triển nguyên mẫu đầu tiên của Ripple như một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung (RipplePay). Hệ thống này đi vào hoạt động vào năm 2005 với mục tiêu cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn trong một mạng lưới toàn cầu.
Sau đó năm 2012, Jed McCaleb, Arthur Britto và David Schwartz tham gia và triển khai ý tưởng của Ryan qua một công ty tên là OpenCoin, với khá nhiều chức năng giống như Blockchain. Từ thời điểm đó, Ripple bắt đầu được xây dựng như một giao thức tập trung vào các giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Vào năm 2013, OpenCoin được đổi tên thành Ripple Labs, sau đó được đổi tên thành Ripple vào năm 2015.
Đội ngũ lãnh đạo của Ripple
Giao thức của Ripple được xây dựng bởi công ty OpenCoin – với Chris Larsen là Giám đốc Điều hành và Jed McCaleb là Giám đốc Công nghệ. McCaleb đến từ Sàn Mt. Gox và Larsen là Nhà đồng sáng lập và lãnh đạo công ty tài chính E-LOAN. Đồng thời các thành viên khác của Ripple là những người rất am hiểu về nền tảng Bitcoin.
Ripple có giống Bitcoin không?
Câu trả lời là có thể giống ở một vài phương diện. Như đơn vị XRP của Ripple là một loại tiền kỹ thuật số dựa vào công thức toán học và số lượng phát hành bị hạn chế. Cả 2 loại tiền tệ này đều sử dụng giao dịch mạng ngang hàng P2P mà không cần bên thứ ba can thiệp. Đồng thời cả hai đều cung cấp những khả năng bảo mật chống bị làm giả.
Nhưng mục đích của Ripple là hỗ trợ cho Bitcoin, chứ không làm đối thủ cạnh tranh. Mạng lưới Ripple thiết kế phục vụ cho việc chuyển tiền tệ một cách liền mạch, cho dù đó có phải là USD, Euro, Bảng Anh hay Bitcoin.
Là một mạng phân tán, Ripple không bị phụ thuộc vào công ty quản lý nào, do đó các dữ liệu giao dịch được đảm bảo, không cần chờ xác nhận mà có thể đi qua mạng một cách nhanh chóng.
Nguyên lý hoạt động của Ripple
Các vấn đề đang tồn tại thực tế trên thị trường mà Ripple nhắm đến để giải quyết:
- Tốc độ chậm : Các ngân hàng và tổ chức yêu cầu một số thủ tục trung gian để thực hiện thanh toán xuyên biên giới. Do dó, quá trình này thể mất khoảng 3 đến 5 ngày để hoàn thành thành công. Hệ thống thanh toán Ripple sẽ tăng tốc các giao dịch từ 3-5 đến chỉ còn khoảng 5-10 giây.
- Chi phí cao : Bằng cách giảm số lượng trung gian tham gia thanh toán xuyên biên giới, giao dịch Ripple sẽ có thể giảm chi phí giao dịch tới 60%.
- Thất bại trong giao dịch : tỷ lệ thất bại khi giao dịch xuyên biên giới hiện nay trung bình ở mức 4%. Hệ thống của Ripple sẽ theo dõi tất cả các khoản thanh toán được thực hiện trên blockchain và dừng mọi giao dịch có khả năng thất bại trước khi nó diễn ra.
Hệ thống Ripple có ba yếu tố chính là i.e. xCurrent, xRapid và xVia. Tuy nhiên chúng ta chỉ tập trung vào chức năng cốt lõi của hệ thống, đó là cho phép giao dịch xuyên biên giới giữa các ngân hàng, như một cầu nối giữa các loại tiền tệ với nhau.
Ví dụ:
Một ngân hàng muốn đổi VND của họ lấy USD, nó có thể mất đến vài ngày và với chi phí khá tốn kém. Nền tảng Ripple hoạt động bằng cách cung cấp một loại tiền tệ trung gian XRP. Vì vậy, thay vì giao dịch trực tiếp VND sang USD, ngân hàng sẽ trao đổi VND cho XRP và sau đó đổi XRP lấy USD.
Chúng ta thấy trong ví dụ rằng sẽ phải thêm một bước nữa trong quy trình giao dịch, nhưng thực tế quá trình này chỉ mất khoảng 5 giây và chi phí rất nhỏ, dưới 0,1%. Một ví dụ cho thấy tốc độ cực kỳ nhanh so với hệ thống cũ mất đến vài ngày.
Ví dụ cụ thể này cho thấy cách hệ thống Ripple tăng tốc giao dịch xuyên biên giới và giảm phí. Ngoài ra, một số ứng dụng khác cũng được triển khai trên mạng lưới Ripple như:
- Forex
- Ký quỹ
- Thanh toán tổng thời gian thực.
- Thanh toán cho hàng hóa kỹ thuật số và các sản phẩm và dịch vụ.
- Mua hàng P2P
- Trao đổi phi tập trung
- Bỏ phiếu trực tuyến
Các sản phẩm chính của Ripple
Nói ngắn gọn, xRapid là một giải pháp thanh khoản theo yêu cầu, sử dụng XRP như một loại tiền tệ cầu nối trên toàn cầu cho các cặp tiền tệ fiat. Cả XRP và xRapid đều dựa vào XRP Ledger, cho phép thời gian xác nhận nhanh hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Hãy lấy một ví dụ đơn giản. Bob muốn gửi $100 từ Australia cho Alice ở bên Ấn Độ. Bob chuyển tiền qua một tổ chức tài chính gọi là FIN. Để thực hiện giao dịch, FIN sử dụng giải pháp xRapid để tạo kết nối giữa các sàn giao dịch tài sản ở cả quốc gia nguồn và quốc gia đích. Bằng cách này, công ty có thể chuyển đổi $100 của Bob thành XRP, giúp cung cấp thanh khoản cần thiết cho việc thanh toán cuối cùng. Chỉ trong vài giây, XRP sẽ được chuyển đổi thành đồng Rupee của Ấn Độ và Alice có thể rút tiền từ sàn giao dịch tài sản bên Ấn Độ.
XCurrent là một giải pháp được thiết kế để cung cấp quyết toán tức thời và theo dõi các thanh toán xuyên biên giới giữa các thành viên của RippleNet. Không giống như xRapid, giải pháp xCurrent không dựa trên XRP Ledger và không sử dụng đồng tiền điện tử XRP theo mặc định. xCurrent được xây dựng xung quanh Interledger Protocol (ILP), được thiết kế bởi Ripple như một giao thức để kết nối các sổ cái hoặc các mạng thanh toán khác nhau.
Bốn thành phần cơ bản của xCurrent là:
- Messenger – Messenger cung cấp giao tiếp ngang hàng giữa các tổ chức tài chính của RippleNet. Nó được sử dụng để trao đổi thông tin liên quan đến rủi ro và tuân thủ, phí, tỷ giá FX, chi tiết thanh toán và thời gian chuyển tiền dự kiến.
- Validator – Validator (trình xác nhận) được sử dụng để xác nhận, bằng kỹ thuật mã hóa, sự thành công hay thất bại của một giao dịch, ngoài ra để phối hợp trong việc chuyển tiền trên Interledger. Các tổ chức tài chính có thể chạy validator của riêng mình hoặc có thể dựa vào validator của bên thứ ba.
- ILP Ledger – Interledger Protocol được triển khai vào các sổ cái ngân hàng hiện có, tạo ra ILP Ledger. ILP Ledger hoạt động như một sổ cái phụ và được sử dụng để theo dõi các khoản tín dụng, ghi nợ và thanh khoản giữa các bên giao dịch. Các quỹ sẽ được quyết toán rất nhanh, tức là ngay lập tức nếu có thể được hoặc là không.
- FX Ticker – FX ticker được sử dụng để xác định các tỷ giá hối đoái giữa các bên giao dịch. Nó theo dõi trạng thái hiện tại của mỗi ILP Ledger được cấu hình.
Mặc dù xCurrent được thiết kế chủ yếu cho các loại tiền tệ fiat, nó cũng hỗ trợ các giao dịch tiền điện tử.
xVia là một giao diện chuẩn hóa dựa trên API cho phép các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác tương tác trong một khung duy nhất – mà không phải dựa vào nhiều tích hợp mạng thanh toán. xVia cho phép các ngân hàng tạo các thanh toán thông qua các đối tác ngân hàng khác được kết nối với RippleNet và cũng cho phép họ gắn hóa đơn hoặc các thông tin khác vào các giao dịch.
Đối tác của Ripple
Hiện nay, các tổ chức sau đang hoạt động trong môi trường thử nghiệm (sandbox) của RippleNet.
- Currencies Direct
- ViAmericas
- Mercury FX
- Santander
- MoneyGram
- Cambridge
- ZipRemit
- WesternUnion
- IDT
- Cuallix
- WestPac
- Banca Intesa SanPaolo
- Macquarie
- Natixis
- Nordea
- Scotia Bank
- National Australia Bank
- Bank of Montreal
- Barclays
- CIBC
- Royal Bank of Canada
Một điều đáng chú ý là phần lớn những tổ chức ở trên đã có trạng thái thử nghiệm trong hệ thống từ tháng 10/2016. Điều này cho thấy đã có một quá trình xem xét đánh giá hệ thống Ripple rất kỹ lưỡng. Khi những cái tên ở trên công bố chính thức hợp tác với Ripple sẽ tạo ra một ảnh hưởng lớn đến giá trị thị trường của XRP.
Về vấn đề nguồn cung của Ripple
XRP có tổng cung là 100 tỷ coin được tạo ra ngay từ đầu, cho đến hiện tại không có dấu hiệu là XRP sẽ được đào hoặc tạo thêm. Ripple cũng sẽ không bị lạm phát khi mỗi giao dịch trong mạng lưới sẽ làm cho một lượng nhỏ XRP bị đốt.
Tính năng này hoạt động liên tục và được thiết kế để đảm bảo sự ổn định của sổ cái và ngăn chặn kẻ xấu spam hệ thống (phí giao dịch sẽ tăng dần tỷ lệ thuận với mức tải của RippleNet.)
Một yếu tố quan trọng khác phải kể đến đó là sự 60% lượng coin XRP được nắm giữ bởi công ty Ripple cộng thêm số coin được mỗi nhà sáng lập nắm giữ lúc ban đầu.
Tháng 12/2017, Ripple đã chuyển một lượng lớn coin (55 tỷ) vào một giao kèo được lên lịch sẽ trả ra 1 tỷ coin mỗi tháng, được công ty sử dụng để kêu gọi thêm các đối tác tham gia vào hệ thống. Điều này đảm bảo được một phần lượng cung của XRP trên thị trường.
Tuy nhiên dù hệ thống sẽ không tự tạo thêm coin và những nhà kiểm toán độc lập sẽ được thêm vào trong RippleNet, nhưng có một thực tế là công ty Ripple vẫn đang kiểm soát phần lớn số lượng coin Ripple.
Cho đến hiện tại, công ty vẫn chưa cho thấy họ sẽ dùng số coin đang nắm giữ để thao túng giá thị trường. Họ thâm chí còn khẳng định với các đối tác là số coin này sẽ chỉ được dùng để nâng cấp hệ thống.
Mặc dù Ripple mong muốn mang đến sự minh bạch và đảm bảo cho lượng cung của XRP, nhưng đã có rất nhiều trường hợp các dự án sẽ thay đổi định hướng và hành động của họ theo một hướng khác.
Ưu và nhược điểm của Ripple
Ưu điểm
- Ripple có tiềm năng trở thành một lựa chọn an toàn dành cho nhà đầu tư. Kể cả khi thị trường đi xuống thì với sự đỡ đầu của nhiều tổ chức lớn, Ripple vẫn có thể duy trì được sự phát triển.
- Không chỉ vì những tiện ích của nó mà còn là những mối quan hệ với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, giá XRP sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường, nên việc đảm bảo cho giá trị của Ripple là thấp.
Nhược điểm
- Thành công của dự án phụ thuộc nhiều vào sự chấp nhận của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Một khi sự đón nhận này không còn thì sẽ rất nguy hiểm.
- Nhiều người cho rằng sự liên kết giữa Ripple và ngân hàng là đi ngược lại bản chất của tiền điện tử, khi công nghệ này được bắt nguồn từ tính chất phi tập trung.
Kết luận
Ripple là đồng tập trung, bị kiểm soát và không có blockchain như hầu hết các đồng tiền điện tử còn lại, thậm chí nó bị chỉ trích vì lý tưởng phục vụ cho ngân hàng và nhiều người không thích điều này. Mặc dù vậy, không phải ngẫu nhiên mà XRP với vốn hóa rất lớn, là đồng đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng của Coinmarketcap.
Sẽ ra sao nếu các ngân hàng quay sang ủng hộ Ripple, sử dụng công nghệ của nó và đồng XRP? Chúng ta không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra khi cuộc chiến của thế giới Crypto với ngành tài chính truyền thống vẫn chỉ mới bắt đầu. Vì vây, không thể có bất kỳ lời khuyên nào cho câu hỏi có nên đầu tư vào Ripple hay không? cũng như các câu hỏi tương tự. Bạn hãy tự tìm hiểu đánh giá và ra quyết định dựa vào niềm tin mà bạn cho là đúng !!
DÀNH RIÊNG CHO BẠN ĐỌC:
- Link đăng ký sàn Gate chuyên bán coin rác tiềm năng ( SHIB, RACA .v.v.): https://www.gate.io/signup/1000719
- Link đăng ký Binance giảm 20% phí: https://accounts.binance.com/vi/register?ref=XSR89DGC