ADA là gì ? Mua ở đâu ? Tiềm năng tương lai của CARDANO

Mục lục

ADA là gì?

Cardano là Blockchain nền tảng đầu tiên phát triển từ góc độ nghiên cứu khoa học được sáng lập vào năm 2015 bởi Công ty Đầu vào Hồng Kông (IOHK), Cardano Foundation và Emurgo. Charles Hoskinson, người đồng sáng lập cả Ethereum và BitShares đều là CEO của IOHK.

Trong khi IOHK và Cardano Foundation chịu trách nhiệm phát triển nền tảng Cardano thì Emurgo hỗ trợ đầu tư vào những ứng dụng phát triển trên Cardano Blockchain.

Dự án được lấy cảm hứng từ những tính năng tốt nhất của các “đàn anh” đi trước như Bitcoin, XRP và Ethereum. Bên cạnh đó, Cardano là Blockchain đầu tiên sử dụng thuật toán proof-of-stake, trong khi Bitcoin và hầu hết các đồng tiền số khác sử dụng thuật toán proof-of-work.

Do Cardano được phân cấp nên các giao dịch và smart contract được xác minh bởi cộng đồng. Họ có thể tham gia bằng cách đóng góp sức mạnh tính toán.

Ngoài ra, nhóm phát triển dự án còn tuyên bố Cardano chính là thế hệ Blockchain thứ ba.

ADA là gì ? Mua ở đâu ? Tiềm năng tương lai của CARDANO

Cardano (ADA) giải quyết vấn đề gì?

Cardano (ADA) giải quyết ba vấn đề lớn của Blockchain, gồm: Scalability, Interoperability và Sustainability.

Scalability

Khi nhắc đến khả năng mở rộng thì anh em liền nghĩ đến số transaction mỗi giây (TPS). Nhưng đối với Cardano, khả năng mở rộng bao gồm ba yếu tố:

  • Transaction Per Second (TPS): Cardano sử dụng thuật toán đồng thuận Ouroboros, thuộc nhóm Proof of Stake.
  • Network: Để nâng băng thông (bandwidth) của mạng lưới, Cardano sử dụng công nghệ RINA (Recursive Inter-Network Architecture) để chia nhỏ mạng lưới thành nhiều subnetwork và các subnetwork này có thể tương tác với nhau nếu cần.
  • Data Scaling: Để giảm dung lượng data của mỗi transaction, Cardano đang chú ý đến hai giải pháp là Subscriptions (chia vùng) và Sidechains.

Interoperability

Hiện tại, có rất nhiều Blockchain nền tảng với nhau nhưng các Blockchain này không thể giao tiếp, tương tác với nhau được.

Theo roadmap, Cardano sẽ có giải pháp về khả năng tương tác giữa các Blockchain khác nhau sau giai đoạn Goguen.

Sustainability

Tính bền vững của một dự án Blockchain rất quan trọng, làm sao để cân bằng lợi ích của miner/node và cả tổ chức phát triển dự án để dự án đó có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài.

Ở trong trường hợp này là Cardano Foundation sẽ phải cần ngân sách để phát triển Cardano sau khi IOHK kết thúc hợp đồng vào năm 2020.

Vì thế, Cardano đang tính đến việc sẽ tạo một quỹ dự trữ như cách mà Dash đã làm. Đó là sẽ thu một phần ADA khi một block mới được tạo ra.

Mục tiêu của Cardano

Dự án tập trung giải quyết 4 vấn đề quan trọng mà các blockchain đang phải đối mặt:

  • Khả năng mở rộng
  • Khả năng tương tác
  • Tính bền vững
  • Quản trị
  • Xử lý nhiều giao dịch hơn với mức phí rẻ và tốc độ cao

Mạng Cardano bao gồm thành phần nào?

Khác biệt giữa Cardano và Bitcoin hay các loại tiền mã hoá khác là cơ chế đồng thuận PoS, trong khi đó Bitcoin sử dụng đồng thuận PoW.

Mạng lưới Cardano được xây dựng trên 2 lớp:

  • CSL là lớp thứ nhất tương tự như Bitcoin nhưng sử dụng đồng thuận PoS.
  • CLL đây là lớp thứ hai cho phép chạy ứng dụng phân cấp (Dapps) và Hợp đồng Thông minh nhưng vẫn giữ độc lập với CSL.

Ưu – nhược điểm dự án

Ưu điểm

  • Cardano được phát triển nhằm khắc phục những điểm yếu của Bitcoin và Ethereum bởi những đặc tính nổi trội.
  • Hệ thống phân tách làm 2 lớp độc lập là đảm bảo tính bảo mật và tốc độ của hệ thống.
  • Dự án sử dụng PoS, tránh tốn kém chi phí điện năng và đạt quá trình đồng thuận nhanh chóng.
  • Cơ chế nâng cấp không làm ảnh hưởng đến cộng đồng như các đợt hardfork của Bitcoin.
  • Nhóm phát triển bao gồm nhiều nhà khoa học, lập trình viên có kinh nghiệm từ các nơi trên thế giới.

Nhược điểm

  • Nhiều tuyên bố vẫn còn là lý thuyết, vì blockchain vẫn đang được phát triển
  • Các blockchains khác, chẳng hạn như RippleStellar Lumens và NEO đã có thể xử lý hơn 1.000 giao dịch mỗi giây
  • Khả năng mở rộng tối đa tại thời điểm này chỉ là 257 giao dịch mỗi giây

Liệu Cardano có thể soán ngôi Ethereum?

Là một nền tảng được đầu tư rất tốt, đội phát triển mạnh, tập hợp rất nhiều peer review nhưng nếu không mang lại cái gì mới thì nó sẽ chết. Trong phân khúc dApps thì mọi nền tảng đều phải đấu với Ethereum – nhà vua của dApps. Với việc ra đời sau cùng sự chuẩn bị bài bản hơn, Cardano nổi lên như một đối thủ trực tiếp của Ethereum trên cuộc đua trở thành một thế lực trong thị trường tiền điện tử.

Đội ngũ phát triển 

Dự án được phát triển với ba tổ chức khá nhau, cụ thể:

  • Cardano Foundation:  Một cơ quan độc lập có trụ sở tại Thụy Sĩ. Cơ quan này đảm nhiệm hỗ trợ cộng đồng người dùng Cardano, làm việc với các cơ quan chức năng về các vấn đề pháp lý và thương mại.
  • IOHK (Input Output HongKong): Công ty công nghệ blockchain được thành lập vào năm 2015. Đứng đầu là CEO Charles Hoskinson. Công ty đảm nhận nhiệm vụ giữ hợp đồng để phát triển nền tảng cho đến năm 2020.
  • Emurg: Đối tác kinh doanh của Cardano. Nhiệm vụ là hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp mới thành lập và hỗ trợ các dự án thương mại xây dựng trên Blockchain Cardano.

Lộ trình phát triển của Cardano

Với Cardano, họ chia lộ trình phát triển thành 5 giai đoạn khác nhau, gồm:

  • Byron: Là giai đoạn mở đầu của Cardano với việc phát triển cộng đồng và phát hành đồng ADA. Về mạng lưới, nó sẽ hoạt động bởi các node được chỉ định và phần thưởng khối bị đốt.
  • Shelly: Giai đoạn này là lúc mạng lưới Cardano trở nên phi tập trung hơn và triển khai phần staking.
  • Goguen: Đây là lúc mạng lưới Cardano triển khai smart contract và sidechain. Điều này đồng nghĩa rằng các nhà phát triển có thể phát triển Dapps trên Cardano.
  • Basho: Giai đoạn Cardano tiến hành tối ưu khả năng mở rộng và tương tác giữa các Blockchain khác.
  • Voltaire: Đây là mảnh ghép cuối cùng giúp Cardano trở thành một mạng lưới tự vận hành bởi cộng đồng. Người dùng sẽ có thể voting, biểu quyết để tác động đến sự phát triển của mạng lưới.

ADA Token là gì?

ADA là đồng tiền điện tử chính thức của mạng lưới Blockchain Cardano, được phát hành ra thị trường vào cuối năm 2017.

ADA được xây dựng trên nền tảng của Cardano ngay từ những ngày đầu tiên với đơn vị nhỏ nhất là lovelace (1 ADA = 105 lovelace).

Thông tin cơ bản về đồng ADA

  • Ticker: ADA.
  • Blockchain: Cardano.
  • Consensus: Proof of Stake (PoS).
  • Algorithm: Ouroboros.
  • Token Type: Coin, Mineable.
  • Block time: 20 giây.
  • Smallest unit: 10^-5 ADA.
  • Transaction Time: 250 TPS.
  • Total Supply: 45,000,000,000 ADA.
  • Circulating Supply: 31,112,484,646 ADA.

Token Allocation ADA

Tổng cung cố định của ADA là 45 tỷ coin và được đội ngũ phát triển phân bổ thành ba phần với tỷ lệ như sau:

  • 25,927,070,538 ADA (~57,6%) được bán ra thị trường qua ICO.
  • 5,185,414,108 ADA (~11,5%) do IOHK, Cardano Foundation và Emurgo nắm giữ.
  • 13,887,515,354 ADA (~30,9%) dành cho staking rewards.

Token Sale ADA

Việc bán token sale của ADA được bắt đầu từ tháng 09/2015 và kết thúc vào tháng 01/2017 với gần 26 tỷ ADA đã được bán sau 5 vòng nâng tổng số tiền gọi được lên đến ~63 triệu đô.

Trong đó, 94,45% được mua bởi nhà đầu tư Nhật Bản, 2.56% nhà đầu tư Hàn Quốc, 2.39% là nhà đầu tư Trung Quốc…

Thông tin chi tiết về từng vòng bán được thể hiện như bảng bên dưới:

ADA là gì ? Mua ở đâu ? Tiềm năng tương lai của CARDANO

Token Release Schedule ADA

Hiện tại, chỉ còn phần Staking Rewards vẫn chưa mở khoá vì Cardano vẫn chưa hoàn thành kích hoạt chức năng này ở phiên bản testnet Shelly.

So sánh giữa Cardano và Ethereum?

Anh em có thể nhìn thấy, Cardano lẫn Ethereum đều ra đời cùng một năm 2015 nhưng Ethereum lại có tốc độ phát triển về lượng dapps nhanh hơn so với Cardano.

Điều này, có thể bởi vì Cardano mất 2 năm để chứng minh lý thuyết của họ và đang chuẩn bị thêm smart contract vào mạng lưới khi đến giai đoạn Goguen.

Nhưng Cardano lại có tốc độ giao dịch nhanh hơn Ethereum gấp 10 lần nhờ vào sử dụng thuật toán đồng thuận Ouroboros.

Cardano và Ethereum tương tự nhau ở nhiều khía cạnh, tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt đáng chú ý:

  • Phát triển Blockchain: Cả Ethereum và Cardano đều cho phép các nhà phát triển chạy các ứng dụng dựa trên Blockchain, chẳng hạn như các hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung (DApps).
  • Nền tảng cho các Token: Một điểm tương đồng khác là cả 2 đều cho phép mọi người tạo ra đồng tiền điện tử của riêng họ và huy động vốn thông qua ICO. Hiện tại thì Ethereum vẫn là nền tảng được các Token sử dụng nhiều hơn là Cardano.
  • Cấu trúc hạ tầng: Đây có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất giữ Ethereum và Cardano, Cardano có cấu trúc 2 lớp riêng biệt: Cardano Settlement Layer (CSL): Là lớp thứ nhất tương tự như Bitcoin nhưng sử dụng đồng thuận PoS và dùng để thực hiện các giao dịch. Cardano Computation Layer (CCL): Là lớp cho phép chạy ứng dụng phân cấp (Dapps) và Hợp đồng Thông minh nhưng vẫn giữ độc lập với CSL. Lớp này được mô tả như là lớp phát triển. Còn với Ethereum, cả 2 lớp đều đan xen nhau. Điều này có nghĩa là khi nói đến việc thực hiện các thay đổi hoặc Fork thì cấu trúc Blockchain của Cardano vượt trội hơn so với Ethereum.

Có nên đầu tư vào Cardano (ADA)?

Cardano dường như là một nền tảng blockchain đáng tin cậy và được hỗ trợ bởi các quy trình phát triển khoa học. Một điều chủ chốt tạo nên uy tín của Cardano là một nhóm phát triển uy tín với các nghiên cứu khoa học và cố vấn.

Thực tế, đây là mã nguồn mở, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi dự án Cardano thành công. Và nếu đi đúng lộ trình, Cardano có thể trở thành altcoin cuối cùng cho Ethereum. Việc có nên đầu tư hay không nên đầu tư vào ADA vẫn luôn là sự quyết định của những người trong cuộc, những người nắm rõ về đồng tiền điện tử này.

DÀNH RIÊNG CHO BẠN ĐỌC:

  1. Link đăng ký sàn Gate chuyên bán coin rác tiềm năng ( SHIB, RACA .v.v.): https://www.gate.io/signup/1000719
  2. Link đăng ký Binance giảm 20% phí: https://accounts.binance.com/vi/register?ref=XSR89DGC